Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM
Hành Lang Kinh tế Đông-Tây (East-West Economic Corridor-EWEC) - một trong những trụ cột của khuôn khổ Hợp tác Phát triển Khu vực sông Mêkông – là con đường giao thông huyết mạch đầu tiên có chiều dài 1,450 km chạy qua các nước theo một trục giao thông nội địa từ phía đông sang phía tây Đông Nam Á. Mục tiêu của Hành lang này là thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch qua lại biên giới giữa các nước trong khu vực. EWEC chạy qua 13 tỉnh của bốn nước thuộc Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS).













Hành lang này nối liền các điạ phương sau: Mawlamyine và Myawaddy thuộc Myanmar; Mae Sot, Tak, Phisanulok, Khon Kaen, Kalasin, Kuchinarai và Mukdahan thuộc Thái Lan; Savanakhet thuộc Lào;  Quảng Trị; Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng của Việt Nam. Hành lang Kinh tế Đông Tây mang lại những cơ hội thúc đẩy hợp tác khu vực, nâng cao mức sống của nhân dân, đặc biệt là tạo tiền đề vững chắc cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn với các nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy du lịch xuyên biên giới, thu hút FDI và đầu tư tư nhân, là nơi thực thi các chính sách kinh tế mới.


Hành lang Kinh tế Đông-Tây


Mặc dù, để phát triển khu vực EWEC còn tồn tại nhiều khó khăn như: đói nghèo, các vấn đề liên quan tới thể chế tại các biên giới/cửa khẩu, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn v.v…Tuy nhiên, nơi đây lại có những lợi thế đặc biệt  tạo nền tảng vững chắc cho phát triển hợp tác kinh tế khu vực. Đó là sự khác biệt về yếu tố chi phí, nguồn tài nguyên phong phú, và việc thâm nhập thị trường mới vào khu vực này đầy hấp dẫn. Xét về mọi mặt, lợi ích tiềm tàng về hợp tác, đặc biệt về thương mại và đầu tư, nông nghiệp và chế biến nông sản, các khu công nghiệp và du lịch thực sự rất lớn đối với cả  bốn quốc gia thuộc Hành lang trên.


Về các cơ hội đầu tư: Sự phát triển của hệ thống giao thông EWEC  có tác động thúc đẩy  đáng kể sự phát triển kinh tế trong khu vực. Do đó nhu cầu cấp bách đặt ra là cần xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hoá đường bộ và các cảng cạn (Inland Container Deports/Inland Clearance Deports) trong Hành lang. Riêng đối với ngành vận tải biển, các cảng biển ở các nước EWEC, đặc biệt là cảng Đà Nẵng (Việt Nam) cần có năng lực cao hơn để đáp ứng nhu cầu hậu cần và phát triển kinh tế của khu vực đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Việc đầu tư  cho cơ sở hạ tầng, khâu quản lý và  phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch trong tương lai cũng là một ưu tiên chính của bốn nước EWEC do ngành này đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân của các nước trên. Đối với du khách thập phương,  Hành lang này quả là một điểm đến quan trọng với những danh lam thắng cảnh độc đáo. EWEC là khu vực giàu về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và lịch sử với tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Hành lang này là vùng đất của hai Di sản Thế giới đã được Uỷ ban Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Huế ở miền Trung Việt Nam và Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan và từ đây du khách có thể đi thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Mỹ Sơn và Hội An ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, các khu công nghiệp và các ngành nghề khác, việc đầu tư, phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cũng như cung cấp linh kiện, thiết bị liên lạc di động, kết nối Internet ở khu vực này cũng rất đáng được quan tâm do thị trường ở khu vực tuy còn sơ khai nhưng tiềm năng phát triển lớn


Với sự hoàn thành của Cây cầu Quốc tế Mêkông Thứ hai, cơ sở hạ tầng cơ bản của Hành lang Kinh tế Đông-Tây đã gần như hoàn tất. Mặc dù, Hành lang đã đi vào vận  hành, việc khai thác triệt để tuyến đường này còn là vấn đề phức tạp và lâu dài, cần có tầm nhìn và có sự tham gia đông đảo,  sự hợp tác thực chất giữa khu vực công và tư nhân. Hơn nữa, cần có quyết tâm mạnh mẽ về chính trị để thực thi những thay đổi về chính sách và xác định lợi ích quốc gia, và đảm bảo sự gắn kết của EWEC với sự thịnh vượng chung của khu vực. Trong khi Nhà nước đã đi đầu trong việc triển khai Hành lang, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giai đoạn phát triển dài hạn tiếp theo của Hành lang Kinh tế Đông Tây còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp tư nhân, vào sự hợp tác thực chất giữa khu vực công và tư nhân đặc biệt là việc cung cấp vốn để phát triển kinh tế. Việc tham gia đầy đủ của khu vực công và tư nhân tại bốn nước của Hành lang này là rất cần thiết để đảm bảo mọi công dân của EWEC được thực sự hưởng lợi của việc hợp tác trên cơ sở bền vững…Nhằm khai thác triệt để tiềm năng của Hành lang kinh tế Đông-Tây, ngoài nguồn vốn đầu tư tư nhân của nước ngoài và trong khu vực, việc tiếp tục cung cấp nguồn tài trợ từ phía các tổ chức quốc tế và các chương trình hỗ trợ của chính phủ là rất cần thiết… Mặt khác, việc quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư và công ty tư nhân cũng mang lại cho họ những cơ hội làm ăn lớn trong khu vực.


Dựa trên những nhu cầu thiết yếu trên, Hội nghị quan chức cấp cao EWEC lần thứ ba đã thông qua sáng kiến xúc tiến EWEC nhằm tăng cường nhận thức về tiềm năng, cơ hội đầu tư, phát triển thương mại và du lịch của EWEC.


Một trong những nỗ lực nhằm thực hiện Sáng kiến trên, Chính phủ Việt Nam đang triển khai tổ chức một loạt các hoạt động với tên gọi “Tuần lễ EWEC 2007” tại TP Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 27/8 đến 01/9/2007.


            Mục tiêu của Tuần lễ EWEC là nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tiềm năng của EWEC; tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư - cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong khu vực và quốc tế đối với Hành lang này; tăng cường sự hợp tác hữu ích giữa các địa phương EWEC; thảo luận những vấn đề vướng mắc và giải pháp khắc phục vấn đề nảy sinh trong việc phát triển đầu tư/thương mại/du lịch trong EWEC; đặc biệt là tiếp tục vận động các nhà tài trợ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thuận lợi hoá thương mại dọc tuyến EWEC.


 


Tuần lễ EWEC 2007 là  một trong những sự kiện xúc tiến đầu tư đầu tiên trong hàng loạt các hoạt động quảng bá-xúc tiến đầu tư khác trong tương lai về Hành lang kinh tế này. Nội dung chương trình Tuần lễ EWEC 2007 rất phong phú, đa dạng, trong đó có các cuộc làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm với các trưởng đoàn các nước thành viên EWEC cùng các tỉnh trưởng các tỉnh nằm trong hành lang này; hội chợ quốc tế EWEC; diễn đàn Đầu tư – Thương mại – Du lịch EWEC cùng các chương trình văn nghệ của nước chủ nhà Việt Nam và chương trình giao lưu văn hóa – văn nghệ giữa các nước thành viên EWEC. Các nhà tổ chức cũng dự kiến tổ chức một đoàn caravan với hành trình đi dọc tuyến EWEC.


Giới bình luận khu vực nhận xét rằng việc tổ chức thành công tuần lễ EWEC này sẽ là điều có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam, không chỉ trên phương diện thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch và đầu tư mà còn khẳng định xu hướng hòa nhập mạnh mẽ của một quốc gia Việt Nam với một vị thế quốc tế ngày càng tăng./.


 


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152852739.